• - Tên Cảng hàng không: Cảng Hàng không Chu Lai.

- Tên tiếng Anh: Chu Lai Airport (CLA).

  • Địa chỉ: xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
  • Fax: 0235.3535516
  • Email: vanthuchulai@vietnamairport.vn   
  • AFS:
  • SITA:
  • Mã cảng hàng không (code):  VCL (IATA), VVCA (ICAO).
  • Nhà ga hành khách quốc tế:
  • Nhà ga hành khách quốc nội: 01 cao trình, 02 tầng
  • Đường cất hạ cánh: 01 đường CHC 14/32
  • Sân đỗ tàu bay có 03 sân đỗ: Sân đỗ số 1 là sân đỗ HKDD với 08 vị trí đỗ; sân đỗ số 2 là sân đỗ biệt lập; sân đỗ số 3 do quân sự quản lý.
  • Năng lực khai thác (công suất quốc nội, quốc tế): quốc nội đã được cải tạo và nâng công xuất lên: 600 hành khách/giờ cao điểm và 1.700.000 hành khách/năm.
  • Giờ phục vụ:  đến 21 hàng ngày.

Cảng Hàng không Chu Lai nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam, giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, ở vị trí trung độ của đất nước, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không, có quốc lộ 14 nối từ Cảng Đà Nẵng qua các huyện phía Bắc của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài. Quảng Nam nằm kẹp giữa thành phố Đà Nẵng - Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung ở phía Bắc và khu công nghiệp Dung Quất, một khu công nghiệp lớn ở phía Nam, lại có Cảng Kỳ Hà, có nhiều mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, gần nguồn nước ngọt, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt.

         Cảng Hàng không Chu Lai sẽ là động lực phát triển của 2 khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quất. Hoạt động bay tại Cảng đã và đang gắn kết chặt chẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi với cả khu vực.

1. Vị trí:

Cảng hàng không Chu Lai nằm trên địa bàn xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, ở phía Đông Nam TP. Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam, cách TP. Tam Kỳ 27km. Sân bay nằm trên bờ vịnh Dung Quất, cách bờ biển 02 km.

            + Phía Đông giáp bờ biển Đông.

            + Phía Tây giáp đường quốc lộ 1A.

            + Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.

 + Phía Bắc giáp Khu kinh tế mở Chu Lai.

2. Quá trình phát triển:

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đây là Căn cứ không quân Chu Lai của Không lực Việt Nam Cộng hòa và Không lực Hoa Kỳ. Sau khi Chính Phủ Việt Nam thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai, Cục Hàng không dân dụng đã đầu tư Nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn 2.700 m2 được khởi công xây dựng vào ngày 22 tháng 22 năm 2004 và các trang thiết bị khác nhằm phục vụ cho khai thác các chuyến bay đến sân bay Chu Lai. Thời khắc lịch sử đến với sân bay Chu Lai vào ngày 22/03/2005, Vietnam Airlines đã chính thức đưa vào khai thác tuyến bay thương mại Chu Lai - TP Hồ chí Minh và ngược lại với tần suất 2 chuyến/ tuần vào các ngày thứ hai và thứ năm. Nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của người dân tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng như du khách, đồng thời góp phần tạo kết nối bằng đường hàng không giữa Quảng Nam, Quảng Ngãi với Hà Nội và TP. HCM, tăng cường trao đổi văn hóa, thương mại và đầu tư, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội với Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế Dung Quất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến lược hoàn thiện mạng đường bay quốc tế và nội địa của Vietnam Airlines. Chiều 2/6/2010, sân bay Chu Lai tiếp tục đón nhận sự kiện mới - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tổ chức lễ khai trương đường bay thương mại Hà Nội- Chu Lai- Hà Nội với tần suất 04 chuyến/tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu và chủ nhật bằng máy bay Fokker 70. Ngày 19/05/2018 Hãng hàng không Jetstar Pacific đã khai trương chuyến bay đầu tiên với đường bay từ TP. Hồ Chí Minh - Chu Lai – TP Hồ Chí Minh bằng tàu bay A320/A321. Đến ngày 27/05/2015 Hãng hàng không Vietjet Air cũng khai trương chuyến bay đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh - Chu Lai – TP Hồ Chí Minh bằng tàu bay A320/A321 đánh dấu một bước thay đổi mới của Cảng Hàng không Chu Lai. Sản lượng hành khách thông qua nhà ga tăng đột biến đến hết năm 2017 sản lượng hành khách đạt gần 700.000 hành khách và đầu năm 2018 sản lượng gần 800.000 lượt hành khách thông qua nhà ga, hàng hóa bắt đầu tăng mạnh trung bình ngày có khoảng 4 tấn hàng đến tại Cảng hàng không Chu Lai. Năm 2019 sản lượng hành khách xấp xỉ gần 1 triệu khách. Năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bênh COVID-19 sản lượng hành khách đạt gần 800.000 lượt hành khách thông qua nhà ga.

 

Theo quyết định 148/2004/QĐ - TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm miền Trung thì đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, sân bay Chu Lai được quy hoạch thành sân bay trung chuyển quốc tế của vùng và khu vực, đáp ứng nhu cầu giao thương và phát triển kinh tế xã hội của 02 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi trong thời kỳ hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế.

 

3. Cơ sở hạ tầng:

 

Sân bay Chu Lai là sân bay lớn nhất Việt Nam với diện tích 2006 ha. Là Cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động sân bay quân sự, được phép tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, hoạt động đến 24 giờ.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sắp tới sân bay này sẽ được đầu tư 11.000 tỷ đồng để trở thành sân bay vận chuyển hàng hóa quốc tế. Với mức độ đầu tư như vậy, sân bay Chu Lai sẽ có công suất thiết kế 5 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng mỗi năm. Hiện tại khu bay Cảng Hàng không Chu Lai có 03 hệ thống đường gồm:

3.1. Đường cất hạ cánh (CHC):

-  Số đường cất hạ cánh: 01

- Thông tin về đường cất hạ cánh :

  • Hướng từ: 136- 3160­­­ .
  • Độ lệch từ:  00
  • Ký hiệu đường cất hạ cánh: 14/32
  • Mã hiệu theo phụ ước 14  ICAO: 4C
  • Kích thước:
  • Chiều dài: 3050 m
  • Chiều rộng: 45 m
  • Lề đường cất hạ cánh: chiều rộng 5m mỗi bên
  • Độ dốc dọc trung bình: 0,0584% (14 đến 32)
  • Độ dốc ngang điển hình:
  • Tọa độ và mức cao ngưỡng đường CHC:
  • Tọa độ:

- Đầu 14: 15024’56”.3623N - 108041’44”.7282E

- Đầu 32: 15023’46”.7728N - 108042’57”.6318E

  • Mức cao: 8m (MSL)
  • Loại mặt đường, sức chịu tải công bố theo phương pháp ACN/PCN: PCN=40/R/B/X/T
  • Lớp phủ mặt đường CHC: bê tông xi măng

3.2. Đường lăn và điểm chờ:

-  Tổng số đường lăn:  06

- Thông tin chi tiết về đường lăn:  01 đường lăn chính E1 song song với đường CHC về phía Đông Bắc và 05 đường lăn nối tiếp được đánh số từ E2 đến E6 theo hướng từ Bắc đến Nam.

  • Ký hiệu và vị trí tương đối:        

- E1: nằm song song về phía Đông Bắc và cách lề đường CHC 198m

- E2, E3, E4, E5, E6.

  • Kiểu loại:

- E1: đường lăn song song

- Đường lăn nối:

+ E2

+ E3 (đường lăn cao tốc)

+ E4

+ E5 (đường lăn cao tốc).

+ E6

  • Loại mặt đường, sức chịu tải:

- Mặt phủ bằng bê tông xi măng

- Sức chịu tải:  PCN = 40/R/B/X/T

  • Kích thước:

- E1: 3.050m x 25m .

- E2: 198m x 152,5m.

- E3: 390m x 22,5m.

- E4: 198m x 22,5m.

- E5: 390m x 22,5m.

- E6: 198m x 83,5m. 

* Những hạn chế khi lăn: Các biển báo chỉ dẫn lăn chỉ có 01 mặt

4. Nhà ga hành khách:

  • Thời gian đưa vào khai thác: Năm 2005
  • Tổng diện tích sau khi cải tạo nâng cấp lên: 4.000 m2
  • Năng lực phục vụ: 600 hành khách/giờ cao điểm và 1.700.000 hành khách/năm
  • Phân khu chức năng:

     + Tầng 1: khu vực công cộng, khu vực hạn chế bao gồm khu vực làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không, thủ tục vận chuyển hàng không, khu vực khách đến chờ lấy hành lý, các quầy dịch vụ phục vụ hành khách. Lượng người tại tầng 1 chủ yếu là hành khách, nhân viên hàng không và nhân viên các doanh nghiệp khác hoạt động tại Cảng Hàng không.

     + Tầng 2: Là khu vực phòng chờ ra máy bay, Phòng C, Skyboss; khu vực kinh doanh Phi hàng không, các cửa boarding ra tàu bay.

  • Nhà ga hành khách quốc tế:
  • Nhà ga quốc nội:

Danh mục dịch vụ tại nhà ga hành khách:

  • Dịch vụ hàng không trong nhà ga:
    • Dịch vụ làm thủ tục hàng không;
    • Dịch vụ bán vé máy bay giờ chót;
    • Dịch vụ trả hành lý;
    • Dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa;
    • Kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện.
    • Các dịch vụ an ninh hàng không khác.
  • Dịch vụ phi hàng không:
    • Vận chuyển hành khách.
    • Cho thuê mặt bằng quảng cáo trong và ngoài nhà ga.
    • Dịch vụ bán hàng.
    • Dịch vụ phục vụ ăn uống.
    • Dịch vụ Đại lý du lịch.
    • Dịch vụ điều hành tour du lịch.

5. Hoạt động hàng không

  • Cấp sân bay: 4C.
  • Khả năng tiếp thu các loại tàu bay: B737, A320/A321 và các loại tàu bay khác có tính năng kỹ thuật và trọng tải tương đương trở xuống.
  • Số hãng hàng không đang khai thác: 04 (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air; Bamboo Airways).
  • Các đường bay, điểm đến: SGN-VCL; HAN-VCL và ngược lại.