Ngay sau ngày 17/3/1975, Thị xã Pleiku thuộc Tỉnh Gia Lai - Kon Tum được giải phóng. Một bộ phận của bộ đội Quân chủng Phòng quân – Không quân do đồng chí Trần Mậu Tưởng chỉ huy vào tiếp thu, quản lý sân bay Pleiku. Đầu tháng 4/1975 cán bộ chiến sỹ trong sân bay đã đón Đoàn cán bộ cấp cao do đồng chí Lê Đức Thọ UVBCT ghé thăm sân bay trên đường vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tháng 5 năm 1977, Tổng cục hàng không dân dụng tổ chức mạng đường bay Tân Sơn Nhất – Pleiku – Gia Lâm với lịch bay mỗi tuần 01 chuyến.

Ngày 12 tháng 12 năm 1977, Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam ký Quyết định số 1528/QĐTC về việc Thành lập tổ chức và xác định biên chế cho sân bay Đà Nẵng và 3 sân bay trực thuộc là Phú Bài, Quy Nhơn và Pleiku, Riêng sân bay Pleiku biên chế xác định là 27 người, trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, sân bay Pleiku thời gian này được Tổng cục HKDD các định là sân bay hoạt động theo yêu cầu đột xuất.

Về tổ chức Tổng cục HKDD thống nhất thực hiện bốn chế độ: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và công nhân viên chức

Cũng trong thời gian này Chính phủ chính thức cho phép sân bay Pleiku được bán vé hành khách và cước hàng hóa. Tuy nhiên, trên địa bàn Tỉnh Gia Lai – Kon Tum tình hình an ninh trật tự sau giải phóng còn nhiều phức tạp nên việc bán vé chỉ phục vụ hạn chế các đối tượng quy định, Vì vậy, lượng hành khách đi lại qua sân bay Pleiku không đáng kể.

Từ năm 1977 đến năm 1984, Sân bay Pleiku phục vụ hàng trăm chuyến bay đưa nhân dân từ các Tỉnh miền Bắc vào Tỉnh Gia Lai – Kon tum xây dựng vùng kinh tế mới, ngoài ra sân bay Pleiku còn phục vụ các chuyến bay khảo sát địa chất, thăm dò tài nguyên. Đặc biệt sân bay Pleiku là căn cứ quan trọng bảo đảm nhiệm vụ an ninh quốc phòng với hàng chục chuyến bay tham gia chiến dịch truy quét bọn tàn quân phản động FULRO và phục vụ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Công tác bảo đảm an ninh an toàn được quy định các thủ tục kiểm tra, kiểm soát phải chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối trên các chuyến bay. Ngày  7 tháng 2 năm 1979, bọn không tặc khống chế cảnh vệ trên không, định cướp máy bay AN 24 do đồng chí Nguyễn Văn Tôn lái chính trên đường từ Đà Nẵng đi Tân Sơn Nhất, đồng chí Nguyễn Đắc thoại cảnh vệ trên không đã dũng cảm tiêu diệt bọn không tặc, bảo đảm an toàn cho máy bay và hành khách, chuyến bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Pleiku, lực lượng bảo vệ của sân bay Pleiku phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an Tỉnh Gia lai – Kon Tum đã triển khai tốt xử lý tình huống khẩn nguy hàng không.

Về cơ sở hạ tầng  phục vụ hành khách sân bay Pleiku đã tận dụng khu nhà cấp 4 của quân đội ngụy quyền để làm nhà ga hành khách, căn nhà số 82 Đường Hùng Vương TX. Pleiku làm phòng bán vé máy bay. Trang thiét bị dẫn đường là máy PAC8 do Liên Xô sản xuất đầu thập kỷ 60, phương tiện chở khách chỉ có 01 chiếc xe ca loại hải âu cũ do Liên Xô sản xuất.

Trong thập kỷ 80 là thời kỳ đất nước nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế trì trệ, hậu quả chiến tranh còn nặng nề, chịu sự bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ, các nước XHCN tan dã … Hoạt động hàng không cả nước gặp nhiều khó khăn, thị trường vận tải chậm phát triển do Đội tàu bay chiến lợi phẩm như: DC3, DC4, DC6 đã hết giờ bay, thiếu phụ tùng thay thế, những tàu bay do Liên Xô sản xuất như AN 24, YAK40 số lượng hạn chế, Trước tình hình đó, Quân chủng Phòng không – Không quân cho Tổng công ty hàng không mượn 09 máy bay AN 26. Vì vậy, Hoạt động bay tại Sân bay Pleiku chỉ có chặng bay Tân Sơn Nhất – Pleiku – Gia lâm với 02 chuyến/ tuần, có thời gian phải dừng hoạt động bay, chỉ phục vụ các chuyến bay khảo sát địa chất. Đời sống của cán bộ, chiến sỹ, CNV gặp nhiều khó khăn, đơn vị phải tổ chức tăng gia sản xuất, trồng lúa, ngô ở Nông Trường Khâm Đức, chăn nuôi đàn bò hơn 100 con.

Trước tình hình đó, ngày 29 tháng 8 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 112/HĐBT về việc tách ngành hàng không dân dụng ra khỏi Bộ quốc phòng chuyển thành một đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc HĐBT. Đây là một thuận lợi cơ bản để phát triển hoạt động của hàng không dân dụng.

 * Giai đoạn 1990 – 2000:

Ngày 27 tháng 2 năm 1990 Tổng cục trưởng Tổng cục HKDD Việt Nam ký Quyết định số 156/TCHK, thành lập Cụm cảng Hàng không sân bay miền Trung bao gồm: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài, sân bay Quy Nhơn, sân bay Pleiku và sân bay Nha Trang.

Tháng 8 năm 1992, Cụm cảng hàng không miền Trung đầu tư xây dựng nhà ga hành khách sân bay Pleiku, sau một thời gian tích cực, khẩn trương xây dựng, năm 1993, nhà ga sân bay Pleiku đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng với diện tích 600 m2. Vào giờ cao điểm có thể phục vụ được 100 lượt khách.

Đầu năm 1992 Hàng không dân dụng Việt Nam được trang bị loại máy bay ATR72 thay thế dần các máy bay do Liên Xô cũ sản xuất. Cuối năm 1993, sân bay Pleiku được trang bị Đài dẫn đường Nautel ND 4000 do Canađa sản xuất có công xuất phát 1000W với tầm phủ sóng bán kính = 200km, Năm 1994 Tổng công ty hàng không đưa máy bay ATR72 vào khai thác tại sân bay Pleiku.

Ngày 6 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 113/1998/QĐ -TTg xác định Cụm cảng hàng không sân bay miền Trung là doanh nghiệp hoạt động công ích, các sân bay trực thuộc, trong đó có sân bay Pleiku được đổi tên thành Cảng hàng không Pleiku.

Đầu tháng 2 năm 1999, Lãnh đạo Cụm cảng hàng không miền Trung tiến hành khởi công công trình cải tạo đường cất hạ cánh cảng hàng không Pleiku có chiều dài 1830m rộng 30m và hệ thống đường lăn với kinh phí 15 tỷ đồng, tháng 7 năm 1999 hoàn thành đưa vào khai thác, có khả năng tiếp nhận máy bay FOKKER70.

Là Cảng hàng không địa phương, nhưng các năm của thập kỷ 90 Cảng hàng không Pleiku đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Năm 1998 sản lượng CHC 540 l/c; hành khách 53.278 l/k; HH 343.000 kg; Năm 1999 tuy phải dừng hoạt động bay để cải tạo đường CHC, nhưng đã phục vụ được 234 l/c CHC an toàn, sản lượng hành khách đạt 22.505 l/k, vận chuyển 155.260 kg HH, HL, BK.

Thời gian

Sản lượng CHC

(Lần/ chuyến)

Phục vụ hành khách

(Lượt/ khách )

Vận chuyển HH, HL, BK

(Kg)

1990

228 l/c

22. 400

78.000

1991

251 l/c

24.504

97.000

1992

272 l/c

26.111

102.000

1993

292 l/c

27.802

157.000

1994

314 l/c

30.000

180.000

1995

483 l/c

48.000

220.000

1996

621 l/c

62.769

292.000

1997

768 l/c

67.258

471.000

1998

540 l/c

53.258

343.000

1999

285 l/c

22.505

  1. 260.000

 

  • Năm 1999 thi công sửa chữa đường cất hạ cánh

* Giai đoạn 2000 – 2010:

Bước sang thế kỷ XXI, sau những năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế đất nước tăng trưởng khá, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng không phát triển, cơ sở hạ tầng của Cảng hàng không Pleiku nằm phía trong của đơn vị không quân đã gây trở ngại đi lại của hành khách. Được sự chỉ đạo của Cục hàng không, và sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ quốc phòng, Cụm cảng hàng không miền Trung đã khảo sát, đầu tư khu hàng không dân dụng mới tại Cảng hàng không Pleiku, dự án được khởi công ngày 15/7/2001 với các hạng mục nhà ga hành khách có diện tích hơn 2000 m2 với công suất 150K/ giờ cao điểm, 300.000/ năm, sân đỗ máy bay có tải trọng 50 tấn bảo đảm phục vụ cho máy bay ATR72, FOKKER70 và tương đương. Xây dựng nhà để xe ngoại trường, sân đỗ ôtô, đường nội bộ, nhà điều hành …dự án khánh thành đưa vào sử dụng ngày   6/12/2003. Các hạng mục di chuyển Đài dẫn đường, thiết bị khí tượng được hoàn thành trong Quý II/2003.   

Để đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng cho hành khách từ Pleiku đến Hà Nội, ngày 10/9/2009. UBND Tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Tổng công ty hàng không Việt Nam khai trương đường bay thẳng Pleiku – Hà Nội bằng máy bay FOKKER70, tháng 10/2009, Cụm cảng hàng không miền Trung đầu tư xây dựng Hệ thống đèn hiệu phục vụ cho hoạt động bay về ban đêm.

Ngày 10/10/2010, Hãng hàng không Air Mekong khai trương đường bay HAN – PXU – HAN và SGN – PXU – SGN với lịch bay 04 chuyến/ngày, đã tạo ra sự lựa chọn cho hành khách đi lại bằng đường hàng không. Vì vậy, sản lượng về phục vụ hành khách và các chuyến bay CHC tăng lên đáng kể:

Năm 2009: phục vụ máy bay CHC được 1991 l/c tăng gần 700% so với năm 2000; sản lượng hành khách đạt 105.912 tăng 357% so với năm 2000.

Thời gian

Sản lượng CHC

(Lần/ chuyến)

Phục vụ hành khách

(Lượt/ khách )

Vận chuyển HH, HL, BK

(Kg)

2000

285 l/c

29.665

192.989

2001

437 l/c

40.280

260.800

2002

527 l/c

48.438

357.281

2003

564 l/c

52.953

393.610

2004

624 l/c

56.900

410.000

2005

728 l/c

69.150

503.000

2006

818 l/c

88.330

510.550

2007

726 l/c

82.493

562.000

2008

880 l/c

90.700

660.000

2009

1992 l/c

105.912

741.277

  • Giai đoạn 2010 đến 2017:

Trong những năm đầu của thập kỷ này, với sự tham gia của Hãng hàng không Air Mekong vào khai thác thương mại tại Cảng hàng Pleiku đã tạo nên không khí tập nập của hành khách thông qua nhà ga. Sản lượng hành khách năm 2011 đã đạt 292.544 l/c tăng gần 300% so với năm 1999.

Ngày 08/2/2012, Bộ GTVT đã ra Quyết định số 238/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. Cảng hàng không Pleiku là Chi nhánh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để tập trung về nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để đáp yêu cầu phục vụ hành khách, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng trên địa bàn các tỉnh Bắc Tây Nguyên,  Ngày 11/6/2014 Cục hàng không Việt Nam đã ra Quyết định số 890/QĐ-CHK về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “ Kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Pleiku”, chiều dài đường CHC 2400m, chiều rộng 45m, bảo đảm khai thác các loại máy bay A320/A321 và tương đương, với tổng mức đầu tư xây dựng sau thuế 106,2 tỷ đồng. Ngày 04/12/2014 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Quyết định số 574/QĐ-HĐTV về việc Phê duyệt Dự án” Sửa chữa, Mở rộng nhà ga hành khách – Cảng hàng không Pleiku” có công suất 300 h/k giờ cao điểm, 600.0000 H/K năm, với tổng mức đầu tư trên 90 tỷ. Để đảm bảo công tác kiểm soát an ninh an toàn hàng không và trật tự xã hội. Ngày 01/12/2014 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã khởi công dự án “ Xây dựng tường rào an ninh” kép kín toàn bộ khu vực hạn chế của Cảng hàng không Pleiku, Tổng mức đầu tư 12,170 tỷ, thêm vào  đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng đầu tư hàng loạt trang thiết bị kỹ thuật mặt đất, trang thiết bị cứu hỏa…

Các dự án xây dựng được hoàn thành đúng thời gian quy định, ngày 05/09/22015, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ GTVT và UBND Tỉnh Gia lai đã long trọng cắt băng khánh thành để đưa các công trình vào khai thác. Ngày 10/10/2015 Hãng hàng không Vietjet Air đã khai trương đường bay HAN – PXU HAN và SGN – PXU – SGN với lịch khai thác 04 chuyến/ngày. Hãng hàng không Jestar Pacìic cũng tiến hành khai thác thương mại từ ngày 25/11/2015 trên đường bay SGN – PXU – SGN mỗi ngày 01chuyến.

Năm 2016, Cảng hàng không Pleiku được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư thêm dự án Hệ thống hạ cánh chính xác ILS với tổng số tiển trên 56 tỷ đồng, Dự án Mở rộng sân đỗ máy bay thêm 03 vị trí đỗ dành cho máy bay A320/A321 và tương đương, Để khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ máy bay, bảo đảm cung ứng các dịch vụ phục vụ cho hoạt động bay được thuận lợi. Năm 2016 Cảng không không Pleiku đã phục vụ được 6154 chuyến bay cất hạ cánh an toàn, Phục vụ 797.509 l/k thông qua nhà ga, vận chuyển 2.952 tấn HH, HL, BK.,

  • Biên chế lao động:

Cảng hàng không Pleiku đã được Tổng công ty bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, nâng tổng số lao động được biên chế đến nay là 132 người, trong đó:

  • Nam: 94 người              Nữ: 38 người
  • HĐ không xác định thời hạn: 69 người
  • HĐ xác định thời hạn: 56 người
  • HĐ vụ việc: 02 người
  • HĐ học nghề, thử việc: 05 người
  • Đảng viên: 27 đ/c
  • Đoàn viên thanh niên: 53 đ/c
  • Đoàn viên công đoàn: 132
  • Bộ máy tổ chức: + Ban giám đốc: 03 đ/c

+ Cán bộ cấp Đội, VP: 08 đ/c

+ Đội, Tổ trực thuộc: 01 VP, 03 Đội, 8 Tổ SX

  • Trình độ chuyên môn:

+ Trên đại học: 01

+ Đại học: 42

+ Cao đẳng: 11

+ Trung cấp: 28

+ Sơ cấp, Lao động phổ thông: 46  

+ Chưa qua đào tạo: 03

  • Trình độ LLCT: + Cao cấp: 02 đ/c

+ Trung cấp:  05 đ/c

+ Sơ cấp: 20 đ/c

Thời gian

Sản lượng CHC

(Lần/ chuyến)

Phục vụ hành khách

(Lượt/ khách)

Vận chuyển HH, HL, BK

(Kg)

2010

3.303

166.023

1.064.244

2011

4966

292.544

1.405.037

2012

5.212

319.833

2.076.703

2013

5.436

319.992

2.148.375

2014

5.366

300.473

2.123.905

2015

2.870

237.564

1.271.850

2016

6.154

797.509

2.952.560

2017

4.818

753.784

2.744.456

  • Năm 2015 dừng bay 6 tháng để thi công dự án "Nâng cấp mở rộng đường cất hạ cánh" và dự án "Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ga hành khách" Cảng hàng không Pleiku.

Các đồng chí lãnh đạo Cảng hàng không Pleiku qua các thời kỳ

  1. Đồng chí Đại tá  Bùi Vinh Hoa – Giám đốc  từ năm 1977 – 1978
  2. Đồng chí Trung tá Phạm Văn Nhân  - Giám đốc từ năm 1978 - 1980
  3. Đồng chí Trung tá Dương Văn Thắm  - Giám đốc từ năm 1980 - 1984
  4. Đồng chí Thiếu tá Phạm Văn Thuấn  - Giám đốc từ năm 1984 - 1991
  5. Đồng chí Cao Xuân Tám   - Giám đốc từ năm 1991 - 2008
  6. Đồng chí Nguyễn Thái Hòa   - Giám đốc từ năm 2008 - 2013
  7. Đồng chí Nguyễn Trọng Hải  - Giám đốc từ năm 2013 đến nay.

 

 

GIÁM ĐỐC

 

 

 

Nguyễn Trọng Hải